dstuyetmai
dstuyetmai

http://nhathuocngocanh.com/author/dstuyetmai Dược sĩ Tuyết Mai tốt nghiệp Học viện Quân Y, hiện nay đang công tác tại Nhà thuốc Ngọc Anh vị trí dược sĩ chuyên môn.

Phương pháp chẩn đoán cho bệnh nhân choáng váng cấp tính

Giới thiệu

Khoảng 3-4% tổng số bệnh nhân đến khoa cấp cứu (ED) vi choáng váng (dizziness)[1]. Vi rất nhiều tình trạng khác nhau có thể gây ra triệu chứng này, các bác sĩ cẩn sử dụng một số phương pháp tiếp cận có tổ chức để giảm thiểu các test vô ích và cũng giúp đưa ra chẩn đoán cụ thể bất cứ khi nào có thể [2-5]. Ngoài ra, các bác sĩ tiếp nhận ban đẩu phải luôn cố gắng loại trừ các chẩn đoán nguy hiểm có thể dẫn đến kết cục xấu cho bệnh nhân nên xử trí không đúng cách. Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi hàng tỷ đô la cho bệnh nhân vào ED vì choáng váng [6].

Trước đây, phương pháp chẩn đoán bệnh nhân bị choáng váng dựa trên “tính chất triệu chứng” (symptom quality) của choáng váng. Điều đó có nghĩa là, quá trình kiểm tra một bệnh nhân xác nhận “chóng mặt” (vertigo) sẽ khác với quá trình kiểm tra của một bệnh nhân xác nhận “lâng lâng” (lightheadedness) hoặc “dáng đi không vững” (unsteady gait) [7]. Cách tiếp cận này (gợi ý trong câu đầu tiên để hỏi một bệnh nhân bị choáng váng là “‘Choáng váng’ theo ý của bạn là gì?”) đã được xây trong nhiều thập kỷ cho tất cả các chuyên khoa, bao gồm thần kinh, tai mũi họng ( ENT), nội khoa và cấp cứu.

Những thiếu sót về phương pháp luận nổi tiếng này đã được chỉ ra gần đây. Nghiên cứu được thực hiện trong 10 năm qua đã chỉ ra rằng phương pháp tiếp cận “tính chất triệu chứng” này về bản chất là thiếu sót [5, 8, 9]. Những ngụ ý trong cách tiếp cận “tính chất triệu chứng” này là mỗi từ đều có ý nghĩa chẩn đoán và cho rằng bệnh nhân cũng sẽ báo cáo một cách đáng tin cậy và nhất quán là chỉ có 1 loại choáng váng, nhưng không phải điều nào cũng đúng.

Trên thực tế, chỉ dựa vào chẩn đoán phân biệt và kiểm tra dựa trên từ ngữ mà bệnh nhân xác nhận là không hữu ích. Bệnh nhân bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) thường sẽ phàn nàn “choáng váng” hoặc “lâng lâng” chứ không phải “chóng mặt” [10, 11]. Điều này đặc biệt đúng ở những bệnh nhân lớn tuổi. Ngoài ra, những bệnh nhân bị chóng mặt do nguyên nhân tim mạch nên than phiền là “lâng lâng”, nhưng gần 40% thời gian lại xác nhận là chóng mặt [12]. Trong một nghiên cứu khác, bệnh nhân ED bi choáng váng được hỏi một loạt câu hỏi để xác định “loại” choáng váng của họ và một số khía cạnh thời gian của choáng váng. Khi được khảo sát lại một lần nữa trong vòng chưa đầy 10 phút, sử dụng các câu hỏi tương tự nhưng theo một trình tự khác, 50% bệnh nhân đã thay đổi kiểu choáng váng[13]. Ngoài ra, có những bệnh nhân thường đồng thời xác nhận 2 hoặc 3 kiểu choáng váng một lúc. Các phản hồi về thời gian và yếu tố kích phát gây ra choáng váng nhất quán hơn nhiễu giữa hai CUỘC khảo sát. Trong suốt chương này, tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “choáng váng” để chi bất kỳ loại choáng váng nào trong số này vì không có công cụ chẩn đoán nào phân tách chúng ra [14].

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/phuong-phap-chan-doan-cho-benh-nhan-choang-vang-cap-tinh/

CC BY-NC-ND 4.0 版权声明

喜欢我的文章吗?
别忘了给点支持与赞赏,让我知道创作的路上有你陪伴。

加载中…

发布评论