dstuyetmai
dstuyetmai

http://nhathuocngocanh.com/author/dstuyetmai Dược sĩ Tuyết Mai tốt nghiệp Học viện Quân Y, hiện nay đang công tác tại Nhà thuốc Ngọc Anh vị trí dược sĩ chuyên môn.

Tiếp cận cấp cứu thần kinh trong thai kỳ và hậu sản

Giới thiệu

Phụ nữ mang thai và sau sinh với các triệu chứng thần kinh cấp tính là một nhóm bệnh nhân đặc biệt nhạy cảm mà việc chấn đoán và điều trị cũng phải tính đến sức khỏe của thai hay em bé, trong trường hợp cho con bú.

Mang thai: trạng thái của người phụ nữ có thai trong tử cung

Sau sinh (Post-partum): một khoảng thời gian bắt đầu ngay sau khi sổ thai và kết thúc 2 h sau đó; sau sinh không thuộc giai đoạn sinh nở và thay vào đó là giai đoạn đầu tiên của hậu sản

Hậu sản (Puerperium): khoảng thời gian giữa việc sổ thai và đưa tử cung trở lại trạng thái bình thường trước khi mang thai, thường kéo dài từ 6 đến 8 tuần

Tiền sản giật (còn được gọi là nhiễm độc máu): là một hội chứng đặc trưng bởi sự hiện diện của tăng huyết áp, protein niệu và phù, sau tuần thứ hai mươi của thai kỳ, ở phụ nữ có huyết áp trước đây bình thường. Tần suất của tình trạng này là 2-8% thai phụ. Tiêu chuấn chấn đoán tiền sản giật nhẹ, PA > 140/90 và protein niệu > 0,3 g/24 giờ; nặng, ít nhất hai đợt tăng huyết áp với các giá trị >160/110 ở khoảng cách ít nhất 6 giờ, protein niệu >5 g trên 24 giờ và ít nhất một dấu hiệu tổn thương tạng.

Sản giật: là một bệnh lý nghiêm trọng, có khả năng gây chết người của thai kỳ, được đặc trưng bởi các triệu chứng / dấu hiệu của tiền sản giật liên quan đến co giật. Nó đại diện cho biến chứng đáng sợ nhất của tiền sản giật. Hội chứng sản giật có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh con. Trong hầu hết các trường hợp, sản giật được báo trước bởi các dấu hiệu tiền sản giật, đặc biệt là tăng huyết áp và protein niệu. Dấu hiệu đặc trưng duy nhất của sản giật là sự xuất hiện của co giật: co giật tonic-clonic toàn thể hóa, chỉ kéo dài vài phút. Bên cạnh co giật, các triệu chứng sau đây có thể xảy ra:

  • Triệu chứng thị giác (ám điểm, đèn nhấp nháy, mờ mắt)
  • Đau đầu dai dẳng ở vùng chấm hoặc trán
  • Lú lẫn
  • Rối loạn ý thức cho đến hôn mê
  • Đau bụng cục bộ ở vùng thượng vị phải hoặc hypochondrium
  • Biểu hiện của rối loạn thần kinh từ trước trở nên tồi tệ hơn
  • Biểu hiện đầu tiên của bệnh lý không liên quan đến thai kỳ
  • Một rối loạn thần kinh cấp tính xảy ra thường xuyên nhất trong khi mang thai và hậu sản

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/tiep-can-cap-cuu-than-kinh-trong-thai-ky-va-hau-san/

CC BY-NC-ND 2.0 版权声明

喜欢我的文章吗?
别忘了给点支持与赞赏,让我知道创作的路上有你陪伴。

加载中…

发布评论