dstuyetmai
dstuyetmai

http://nhathuocngocanh.com/author/dstuyetmai Dược sĩ Tuyết Mai tốt nghiệp Học viện Quân Y, hiện nay đang công tác tại Nhà thuốc Ngọc Anh vị trí dược sĩ chuyên môn.

Đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh: Định nghĩa, nguyên nhân và điều trị

GIỚI THIỆU

Đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh đặc trưng với trị số hematocrit tăng cao trong giai đoạn mang thai hoặc sau sinh. Bệnh lý này ảnh hưởng lên 1-5% trẻ sơ sinh. Mặc dù nhiều trẻ bị bệnh không có triệu chứng, nhưng biểu hiện lâm sàng được cho là do tình trạng cô đặc máu và/hoặc thay đổi chuyển hóa do tăng khối tế bào hồng cầu.

ĐỊNH NGHĨA

Polycythemia — Đa hồng cầu được định nghĩa là tăng hematocrit hoặc hemoglobin cao hơn giới hạn trên của mức bình thường (> 2 độ lệch chuẩn) trong giai đoạn mang thai và sau sinh [1].

Ở trẻ sinh đủ tháng, giới hạn trên bình thường với HCT và HGB biến đổi phụ thuộc vào mẫu máu:

  • Đối với mẫu máu tĩnh mạch ngoại biên, giới hạn trên bình thường của HCT là 65% và của HGB là 22 g/dL [2-5]
  • Đối với mẫu máu mao mạch, giới hạn trên bình thường của HCT là 75% và của HGB là 23.7 g/dL [6]

Có sự thay đổi đáng kể trong định lượng mẫu máu mao mạch. HCT từ mẫu máu tĩnh mạch có thể thấp hơn 15% so với mẫu máu mao mạch.

Vì lý do này, chẩn đoán đa hồng cầu dựa vào mẫu máu tĩnh mạch ngoại biên. Một đứa trẻ sinh đủ tháng được cho là đa hồng cầu nếu HCT mẫu máu tĩnh mạch ngoại biên > 65% hoặc HGB > 22g/dL [2-5]. Theo quy ước, định nghĩa thường dựa vào HCT hơn là HGB.

Hyperviscosity (Cô đặc máu) — Đa hồng cầu cần phải phân biệt với cô đặc máu, được định nghĩa là độ nhớt máu > 12 centipoise, được đo ở tốc độ cắt (shear rate) 11.5 mỗi giây; hoặc > 6 centipoise, được đo ở tốc độ cắt 106 mỗi giây [7]. Một số ít trẻ sơ sinh bị đa hồng cầu có cô đặc máu có thể đo được [8]. Ngược lại, một số trẻ sơ sinh cô đặc máu không bị đa hồng cầu. Tuy nhiên, đo độ nhớt không được sử dụng rộng rãi trong nhiều bệnh cảnh lâm sàng và do đó quyết định lâm sàng dựa vào HCT.

TỶ LỆ MẮC

Đa hồng cầu xuất hiện khoảng 1-2% trẻ khỏe mạnh được sinh ra ở vùng ngang mực nước biển và lên đến 5% trẻ được sinh ra ở vùng cao [3,4,6,9,10]. Tỷ lệ mắc đa hồng cầu chịu ảnh hưởng trong thực hành kẹp rốn muộn vì lượng máu truyền qua bánh nhau tăng lên khi trì hoãn kẹp dây rốn [11]. Điều này được thảo luận riêng.

Tỉ lệ mắc cô đặc máu được cho là thấp hơn đa hồng cầu. Trong các nghiên cứu xác định đa hồng cầu bằng sàng lọc máu mao mạch thường quy, chỉ 3-5% trẻ đa hồng cầu có bất thường độ nhớt [4,12,13]. Trong một nghiên cứu khác sử dụng mẫu máu cuống rốn, cô đặc máu ở khoảng một nửa số trẻ có đa hồng cầu [14].

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/da-hong-cau-o-tre-so-sinh/

CC BY-NC-ND 2.0 版权声明

喜欢我的文章吗?
别忘了给点支持与赞赏,让我知道创作的路上有你陪伴。

加载中…

发布评论