dstuyetmai
dstuyetmai

http://nhathuocngocanh.com/author/dstuyetmai Dược sĩ Tuyết Mai tốt nghiệp Học viện Quân Y, hiện nay đang công tác tại Nhà thuốc Ngọc Anh vị trí dược sĩ chuyên môn.

Hướng dẫn thực hành sàng lọc và dự phòng tiền sản giật trong ba tháng đầu thai kỳ

TÓM TẮT

Tiền sản giật (PE) là một rối loạn đa cơ quan thường ảnh hướng đến 2% -5% thai phụ và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong mẹ và chu sinh, đặc biệt với tình trạng khởi phát sớm. Trên toàn cầu, 76 000 phụ nữ và 500.000 trẻ sơ sinh tử vong mỗi năm vì rối loạn này. Hơn nữa, thai phụ ở các nước có nguồn lực thấp có nguy cơ phát triển PE cao hơn so với thai phụ ở các nước có nguồn lực cao.

Mặc dù sự hiểu biết đầy đủ về cơ chế bệnh sinh của PE vần chưa rõ ràng, lý thuyết hiện tại gợi ý một quá trình gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là do sự xâm lấn nông của nguyên bào nuôi, dẫn đến tình trạng tái cấu trúc không đầy đủ các động mạch xoắn. Điều này được cho là dẫn đến giai đoạn thứ hai, bao gồm đáp ứng của mẹ với rối loạn chức năng nội mô và sự mất cân bằng giữa các yếu tố tạo mạch và chống tạo mạch, dẫn đến các đặc điểm lâm sàng của rối loạn này.

Hiện nay chúng ta vẫn chưa có thể dự đoán chính xác và phòng ngừa PE hiệu quả. Nhiệm vụ dự đoán hiệu quà PE trong ba tháng đầu thai kỳ đang được thúc đẩy bởi mong muốn xác định những thai phụ có nguy cơ cao phát triển PE, đế mà có thể bắt đầu các biện pháp cần thiết đủ sớm giúp cải thiện tình trạng bánh nhau và do đó ngăn ngừa hoặc ít nhất là giâm tần suất xảy ra. Hơn nữa, việc xác định nhóm “có nguy cơ” sẽ cho phép theo dõi trước khi sinh phù hợp đổ dự đoán và nhận biết sự khởi phát của hội chứng lâm sàng và xử trí kịp thời.

PE trước đây được định nghĩa là khởi phát tăng huyết áp kèm theo protein niệu đáng kể sau 20 tuần tuổi thai. Gần đây, định nghĩa PE đã được mở rộng. Hiện nay, định nghĩa PE được đồng thuận quốc tế là định nghĩa do International Society for the Study of Hypertension in Pregnancy (ISSHP) đề xuất.

Theo ISSHP, PE được định nghĩa là huyết áp tâm thu > 140 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg trong ít nhất hai lần đo cách nhau 4 giò ở thai phụ trước đó không bị tăng huyết áp và kèm theo > 1 tình trạng khởi phát mới > 20 tuần tuổi:

  1. Protein niệu (nghĩa là tỉ số protein: creatinin niệu > 30mg/mol; > 300 mg/24 giờ; hoặc > 2 + que thử);
  2. Bằng chứng về rối loạn chức năng cơ quan khác của mô, bao gồm: tổn thương thận cấp tính (creatinin > 90 mmol/L; 1 rng/dL); ảnh hưởng đến gan (tăng transaminase, vi dụ như alanine aminotransferase hoặc aspartate aminotransferase > 40 1U/L) có hoặc không có đau mạn sườn phải hoặc vùng thượng vị; các biến chứng thần kinh (ví dụ như sân giật, thay đổi tình trạng ý thức, mù, đột quỵ, giật cúng, đau dữ dội và ám đến thị giác dai dẳng); hoặc các biến chứng huyết học (giám tiếu cầu – số lượng < 150 000/pL, đông máu rải rác trong lòng mạch, tan máu); hoặc
  3. Rối loạn chức năng tứ cung-nhau (như thai chậm tăng trường, phân tích dạng sóng Doppler động mạch rốn bất thường, hoặc thai chết lưu).

Một số yếu tố nguy cơ của mẹ đã được xác định có liên quan đến sự phát triển của PE: tuổi mẹ cao; chưa sinh lần nào; tiền sử (rước đây bị PE; khoáng thời gian giảm 2 lần mang thai ngắn và dài; sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản; tiền sư gia đinh bị PE; béo phì; nguồn gốc chủng tộc Afro-Caribbean và Nam Á; các bệnh lý nội khoa đồng mắc bao gồm tăng đường huyết trong thai kỳ; tăng huyết áp mạn tính từ trước; bệnh thận; và các bệnh tự miễn, như lupus ban đỏ hệ thống và hội chứng kháng phospholipid. Các yếu tố nguy cơ này đã được các tổ chức chuyên mòn khác nhau mò tá để xác định phụ nữ có nguy cơ bị PE; tuy nhiên, cách tiếp cận sàng lọc này không phù hợp để dự đoán PE hiệu quả.

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/du-phong-va-sang-loc-tien-san-giat-trong-ba-thang-dau-thai-ky/

CC BY-NC-ND 2.0 版权声明

喜欢我的文章吗?
别忘了给点支持与赞赏,让我知道创作的路上有你陪伴。

加载中…

发布评论