KOC là gì? Xu hướng marketing mới đang thay đổi cách brands tiếp cận người tiêu dùng
Một khái niệm mới đã và đang nổi lên cũng như chiếm sóng truyền thông trên các kênh review và streaming: KOC. Nhưng KOC là gì? Và tại sao xu hướng KOC lại trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược của các thương hiệu hiện nay? Hãy cùng khám phá sâu hơn về KOC - Người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng và cách họ đang làm thay đổi cục diện marketing.
KOC là gì?
KOC là viết tắt của "Key Opinion Consumer" hay còn gọi là "Người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng". Họ không cần sở hữu hàng triệu lượt theo dõi như các influencer nổi tiếng khác, nhưng sự chân thật và gần gũi của họ lại chính là điểm thu hút mạnh mẽ với người tiêu dùng. Cá nhân họ là những người tiêu dùng bình thường như chúng ta nhưng họ có khả năng tạo ra ảnh hưởng đáng kể trong cộng đồng của họ thông qua việc chia sẻ các trải nghiệm về thương hiệu, sản phẩm và đánh giá chân thực nhất về sản phẩm hoặc dịch vụ.
Tại sao KOC trở thành xu hướng?
Sự mệt mỏi với influencer marketing truyền thống: Người tiêu dùng ngày càng hoài nghi về tính xác thực của các influencer được trả tiền để quảng cáo sản phẩm. Điều đó khiến họ mất niềm tin vào những Reviewer trên thị trường chỉ biết nhận tiền mà quảng cáo. Quá thiếu sự chân thực và quá thương mại hóa.
Nhu cầu về tính xác thực: KOC cung cấp những đánh giá chân thực, dựa trên trải nghiệm thực tế của họ với sản phẩm. KOC không được trả tiền để nói tốt về sản phẩm, họ nói lên những gì họ nghĩ, họ thực sự cảm nhận, mang đến sự tin cậy tuyệt đối từ người theo dõi.
Sự phát triển của Short Video: Các nền tảng như TikTok, Instagram Reels, Facebook Reels cho phép người tiêu dùng dễ dàng trở thành người sáng tạo nội dung, biến trải nghiệm cá nhân thành những video ngắn, cùng với đó xu hướng video ngắn rất được người dùng nền tảng ưa chuộng.
Chi phí thấp, hiệu quả cao: Hợp tác với KOC không chỉ giúp tiết kiệm chi phí marketing mà còn đem lại hiệu quả đáng kể trong việc xây dựng lòng tin thương hiệu.
Đặc điểm của KOC
Không cần nổi tiếng: KOC không phải là các celebrity hay influencer chuyên nghiệp. Họ chỉ là những người tiêu dùng bình thường nhưng có khả năng chia sẻ trải nghiệm chân thật, từ đó ảnh hưởng đến quyết định mua hay không mua của người xem.
Chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể: KOC thường tập trung vào những lĩnh vực cụ thể mà họ có sự am hiểu sâu sắc, từ làm đẹp, công nghệ, phim ảnh, thể thao đến thời trang hoặc các sản phẩm gia đình
Tương tác cao với cộng đồng: Điều khiến KOC trở nên đặc biệt chính là họ xây dựng và duy trì mối quan hệ gần gũi, trực tiếp với người theo dõi, tạo ra sự tương tác có chiều sâu.
Nội dung chân thực: KOC không phải tuân theo những yêu cầu quảng bá phức tạp từ thương hiệu. Họ tự do sáng tạo và đánh giá cả ưu và nhược điểm của sản phẩm, tạo nên nội dung giàu tính thuyết phục.
Sự khác biệt giữa KOC và Influencer
Số lượng người theo dõi: So với các influencer truyền thống có lượng người theo dõi khổng lồ và từ lâu, KOC thường có ít người theo dõi hơn, nhưng mối quan hệ mà họ xây dựng với cộng đồng lại sâu sắc, bền vững hơn và có sức tác động lớn hơn.
Mức độ chuyên nghiệp: KOC thường không coi việc review sản phẩm là nghề chính, trong khi influencer là người làm việc chuyên nghiệp. Đây là lý do họ mang lại cảm giác chân thật hơn khi so sánh với influencer có các hợp đồng tài trợ lớn.
Cách tiếp cận nội dung: Nếu influencer tập trung vào xây dựng hình ảnh, tạo dựng một thương hiệu cá nhân hoàn hảo, thì KOC đi theo hướng ngược lại, tập trung hoàn toàn vào trải nghiệm thực tế.
Mối quan hệ với thương hiệu: KOC thường là khách hàng trung thành của thương hiệu trước khi họ trở thành người chia sẻ về sản phẩm. Điều này làm cho mối quan hệ của họ với thương hiệu trở nên tự nhiên và chân thành hơn.
Tại sao các Brand (thương hiệu) cần quan tâm KOC
Tăng độ tin cậy: Người tiêu dùng hiện nay dễ dàng bị cuốn hút bởi những đánh giá chân thực từ người giống họ. Họ không cần những gương mặt nổi tiếng để thuyết phục, mà chỉ cần một người bình thường đáng tin.
Tiếp cận đúng đối tượng: KOC thường hoạt động trong những nhóm nhỏ nhưng rất tập trung, điều này giúp các thương hiệu nhắm đúng đối tượng mục tiêu và tiết kiệm nguồn lực marketing.
Đa dạng nội dung: KOC không chỉ đơn thuần chia sẻ trải nghiệm mà còn góp phần tạo ra các nội dung độc đáo, chân thực mà thương hiệu có thể tận dụng trong các chiến dịch tiếp theo.
Phản hồi thị trường nhanh chóng: Bằng cách hợp tác với KOC, các thương hiệu nhận được thông tin phản hồi trực tiếp từ người tiêu dùng về sản phẩm của mình nhanh chóng, từ đó có thể điều chỉnh và cải thiện sản phẩm một cách kịp thời
Làm thế nào để tận dụng xu hướng KOC?
Xây dựng chương trình KOC: Thương hiệu có thể khuyến khích khách hàng của mình tham gia vào các chương trình đặc biệt, trở thành KOC thông qua việc chia sẻ trải nghiệm thật với sản phẩm. Tạo ra một hệ sinh thái KOC cho riêng brands sẽ mang đến nhiều lợi ích về lâu dài mà chắc chắn bạn cũng có thể nghĩ đến được.
Cung cấp trải nghiệm sản phẩm: Các brands cung cấp cho KOC những trải nghiệm hoàn hảo về sản phẩm, từ đó họ có thể tự tin chia sẻ ý kiến cá nhân một cách chân thật nhất.
Tạo ra nội dung có giá trị: Hãy để họ tự do sáng tạo nội dung, vì sự gò bó sẽ làm mất đi tính chân thực của những đánh giá mà bạn muốn khai thác.
Lắng nghe và phản hồi: Các thương hiệu cần theo dõi chặt chẽ tác động mà KOC mang lại thông qua các công cụ phân tích, từ đó tối ưu hóa chiến lược hợp tác với họ. Để họ thấy rằng công sức họ bỏ ra là xứng đáng với những gì mà thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu mang lại.
Kết luận
KOC không chỉ là một khái niệm mới nổi, mà họ thực sự đang thay đổi cách các thương hiệu tiếp cận và giao tiếp với khách hàng. Trong một xã hội mà sự chân thật và tin cậy ngày càng quý giá, việc hiểu rõ và tận dụng sức mạnh của KOC sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp nổi bật giữa vô vàn lựa chọn của người tiêu dùng hiện đại.
Khi xu hướng tiếp tục phát triển, việc nắm bắt KOC là gì và cách vận dụng sức mạnh của họ sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh không thể bỏ qua.
喜欢我的作品吗?别忘了给予支持与赞赏,让我知道在创作的路上有你陪伴,一起延续这份热忱!