Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Định nghĩa loét dạ dày – tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng (Peptic ulcer) là một bệnh mạn tính và diễn biến có tính chu kỳ với những tổn thương là các ổ loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng, xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hoặc thành ruột bị lộ ra. Thông thường, vết loét ở tá tràng chiếm 95% và ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ của dạ dày chiếm 25% các trường hợp.
Các triệu chứng lâm sàng điển hình của loét dạ dày – tá tràng được chia làm hai thể:
Thể điển hình:
- Đau vùng thượng vị (âm ỉ, quặn hoặc bỏng rát).
- Cơn đau có tính chu kỳ (đau khi đói, đau sau khi ăn vài giờ), đau khi ăn chua, cay hoặc khi stress.
- Ợ chua, ợ hơi, đầy bụng.
- Nôn, nôn ra máu, tiểu ra máu (biến chứng).
Thể không điển hình:
- Tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng đau.
- Biểu hiện đột ngột bởi một biến chứng (thường là xuất huyết).
Các biến chứng của loét dạ dày – tá tràng bao gồm xuất huyết tiêu hóa, thủng ổ loét, hẹp môn vị và ung thư hóa. Ngoài ra, các biểu hiện lâm sàng của các biến chứng cũng có thể được phân loại như sau:
- Xuất huyết tiêu hóa: Đi cầu phân đen đơn thuần hoặc kèm nôn ra máu, đi cầu ra máu đỏ tươi nếu xuất huyết ồ ạt.
- Thủng ổ loét: Đau đột ngột, đau dữ dội như dao đâm vào vùng thượng vị, nôn mửa, bụng cứng như gỗ.
- Hẹp môn vị: Đầy bụng sau ăn, nôn nhiều, sau khi nôn giảm cảm giác đầy bụng rõ rệt, về sau có thể nôn ra thức ăn cũ.
Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/tong-quan-ve-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri/